Có nên tập thể dục trong thời kỳ kinh nguyệt?

Trong thời kỳ kinh nguyệt, rất dễ xuất hiện các rối loạn cơ thể khác nhau như đau bụng dưới, đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, cũng có nhiều chị em lo lắng cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tập thể dục vừa phải trong thời kỳ kinh nguyệt có tác dụng tích cực đến sức khỏe của bạn.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số bài tập được khuyến khích khi chị em đang có “bà dì” ghé thăm.

Có thể tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt không?

Có nhiều người rất dễ bị đau ốm trong giai đoạn này, nên thường suy nghĩ rằng nên ít vận động càng nhiều càng tốt. Những người bị đau bụng kinh nghiêm trọng sẽ không cảm thấy muốn tập thể dục. Việc nghỉ ngơi điều độ là vô cùng quan trọng, thế nhưng, hãy xem một số lợi ích tuyệt vời khi vận động điều độ trong chu kỳ bạn nhé!

  • Cải thiện lưu thông máu

Nhiều phụ nữ dễ cảm thấy lạnh vì họ có ít khối cơ hơn nam giới. Ngoài ra, vì nhiệt độ cơ thể cơ bản giảm xuống khi bắt đầu hành kinh, nhiều phụ nữ có thể cảm thấy lạnh trong kỳ kinh nguyệt. Hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp cải thiện tình trạng lạnh bụng.

  • Giải tỏa căng thẳng

Trong thời kỳ kinh nguyệt, sự cân bằng bài tiết nội tiết tố nữ dễ bị rối loạn nên ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của chị em phụ nữ. Nhiều trường hợp cảm thấy thất vọng, buồn bã mà không có lý do. Tập thể dục vừa phải có tác dụng giảm căng thẳng và giảm cảm giác không ổn định. Mặt khác, những môn thể thao tiêu hao nhiều thể lực có thể gây căng thẳng, gây nên thể trạng kém. Vì vậy, cần vận động nhẹ nhàng để không gây ra tình trạng kiệt sức. 

  • Cải thiện giấc ngủ

Một số người sẽ khó ngủ trong kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn. 

Các bài tập khuyến khích tập luyện 

Tập thể dục rất tốt để giảm đau bụng kinh, nhưng không phải tập thể dục nào cũng phù hợp cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy bài tập nào thích hợp dành cho bạn?

  • Chạy nhẹ hoặc đi bộ

Chạy và đi bộ nhẹ nhàng là những bài tập thể dục nhịp điệu được khuyến khích vì có tác dụng cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, tập thể dục trong buổi sớm, kết hợp ngắm nhìn phong cảnh xung quanh là một cách tốt để giảm bớt căng thẳng trong chu kỳ. Cân nhắc lựa chọn địa điểm tập luyện gần nhà giúp bạn dễ dàng nghỉ ngơi khi mệt mỏi. 

  • Giãn cơ

Giãn cơ có tác dụng giảm đau bụng và đau lưng khi hành kinh. Đảm bảo tập đúng các động tác như hít thở sâu bằng bụng khi vươn vai. Làm như vậy sẽ giúp giảm căng cơ và giữ ấm cho vùng trung tâm của cơ thể. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn kéo căng quá sức vì sẽ dễ khiến cơ thể nhức mỏi. Hãy lựa chọn bài tập giãn cơ tùy theo tình trạng thể chất của bạn.

  • Yoga

Yoga cũng có tác dụng giảm căng thẳng vì các bài tập kéo giãn toàn bộ cơ thể và làm dịu tâm trí. Nếu bạn thường tập yoga như một sở thích, hãy tích cực tập luyện trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không nên tập yoga nặng như yoga nóng trong thời kỳ kinh nguyệt vì dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn do cơ thể mất nước. Ngoài ra, nếu bạn chưa bao giờ tập yoga thì không nên bắt đầu trong chu kỳ vì có thể dẫn đến chấn thương.

Khi bạn lo lắng về tình trạng lạnh và sưng tấy, hãy vận động cơ thể để cải thiện lưu thông máu. Làm mới cơ thể và tâm hồn của bạn với những bài tập phù hợp với thể trạng, tập luyện một cách thoải mái trong chu kỳ bạn nhé!

Xem thêm: Quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Previous
Previous

Trẻ 4 tháng tuổi có những đặc điểm gì? Những điều mẹ bỉm cần lưu ý

Next
Next

Quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi