Giai đoạn phát triển 2 tháng đầu đời của con

Khi được hai tháng tuổi, bé sẽ năng động và thường xuyên cử động tay chân hơn, nét mặt thay đổi, bé bú nhiều hơn, ... Những điểm cần lưu ý liên tục thay đổi khi bé lớn lên. Trong bài này, Hajimari Mom sẽ giới thiệu về sự phát triển và đặc điểm của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi để mẹ nắm rõ những điểm quan trọng cần chú ý nhé.

Chiều cao và cân nặng 

Trẻ hai tháng tuổi bú rất nhiều sữa và bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh. Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 2 tháng tuổi là

Bé trai 

Chiều cao: 54.5 - 63.2 cm

Cân nặng: 4.4-7.2 kg

Bé gái 

Chiều cao 53.3 - 61.7cm

Cân nặng 4.2-6.7kg

Tuy nhiên, những con số này là giá trị thống kê và nếu trẻ không nằm trong khoảng này thì không có nghĩa là bé phát triển không bình thường. Điều quan trọng là tốc độ tăng trưởng từ khi sinh ra. Vì sự phát triển của mỗi bé đều khác nhau, nên bạn không cần quá lo lắng vì bé đang phát triển theo cách riêng của mình.

Thời gian ngủ 

Trẻ sơ sinh trong hai tháng đầu đời ngủ 14 đến 15 giờ mỗi ngày. So với các giai đoạn trước đó, một số bé thức nhiều hơn trong ngày với số lần ngủ trưa ít hơn và thời gian ngủ ngắn hơn. Nhịp điệu giấc ngủ được thiết lập vào khoảng 4 tháng tuổi, nên nếu ngày và đêm bị rối loạn, bạn hãy điều chỉnh lại sinh hoạt của bé theo trật tự rõ ràng. Chỉ cần cho phép bé đón một chút ánh sáng mặt trời buổi sáng vào ban ngày và tắt đèn khi bé ngủ vào ban đêm sẽ giúp bé thiết lập nhịp sinh hoạt một cách tự nhiên. Đừng quá lo lắng và hãy cố gắng theo dõi giờ sinh học của bé từng chút một

Đặc điểm của bé 2 tháng tuổi

Khoảng 2 tháng tuổi, bé có thể hình tròn trịa, phần xương chưa hiện ra rõ rệt, các nếp nhăn lớn dễ nhận thấy ở cổ tay và cổ chân (co thắt). Khi lớn lên, cơ thể bé dần dần có được cơ bắp săn chắc và cổ có thể quay qua lại, tự nâng cánh tay và chân của mình, và quẫy tay chân khi nằm.

So với tháng đầu đời, bé cũng bắt đầu phát ra nhiều âm thanh và thường xuyên cười hơn. Tuy nhiên, dù phần cổ đã phát triển cơ để liên kết và tự ngóc đầu được nhưng việc ngẩng cao đầu vẫn còn hơi khó đối với bé nên tốt nhất bạn hãy dùng tay của mình để đỡ vùng cổ cho bé.

Đặc điểm chính:

- Mắt bé có thể dõi theo mọi thứ trước mắt

- Biểu cảm khuôn mặt trở nên phong phú hơn

- Vùng cổ dần săn chắc, thường  cố gắng ngóc đầu lên khi nằm sấp (nằm ngửa).

- Tần suất đi phân giảm do phân có khả năng tích tụ trong ruột.

- Nói lầm bầm, chẳng hạn như "aa" và "oo”

- Phản ứng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của bé

- Tăng tiết nước dãi

Mỗi bé cần lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức khác nhau.

Khi so với việc bú sữa của con mình với bé khác, mẹ sẽ thường tự đặt ra nghi vấn như  “Bé nhà mình không chịu bú” hay “Con mình bú nhiều quá à?” Tuy nhiên, nếu bạn đo can nặng của bé và thấy bé tăng trung bình 25g mỗi ngày thì không có gì phải lo cả. Mặt khác, nếu trẻ uống quá nhiều sữa thì cũng không tốt chút nào, cụ thể là nếu trẻ bú nhiều hơn 1000ml một ngày, bạn nên thử giảm lượng sữa mỗi lần hoặc đổi núm vú bình sữa sang loại núm khiến trẻ uống chậm hơn.

Giao tiếp với bé nhiều hơn trong hai tháng đầu đời

Hãy chơi với bé thật nhiều, đồng thời tập trung vào sự giao tiếp giữa bố mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi bé khoảng 2 tháng tuổi cũng là lúc mẹ có thể dần cảm thấy mệt mỏi. Hai tháng đầu đời là khoảng thời gian vui vẻ khi trẻ ngày càng biểu đạt và phản ứng nhanh hơn.Nhưng những mệt mỏi từ khi sinh nở đến lúc chăm sóc con cái đã tích lũy dần và khiến mẹ rất dễ đổ bệnh. Vì vậy, mẹ đừng bao giờ làm quá sức. Tốt nhất bạn hãy vừa chăm con vừa cho cơ thể nghỉ ngơi điều độ và nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Xem thêm: Bổ sung nước đúng cách - bước cơ bản duy trì sức khỏe và sắc đẹp

Previous
Previous

Quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Next
Next

Bổ sung nước đúng cách - bước cơ bản duy trì sức khỏe và sắc đẹp