Những điều mẹ cần chuẩn bị trong quá trình mang thai

Mẹ bầu nào cũng muốn con yêu của mình chào đời mạnh khỏe đúng không nào? Thói quen ăn uống khi mang thai  hay các bệnh cảm cúm thông thường cũng sẽ đem đến nhiều ảnh hưởng với trẻ nhỏ trong bụng mẹ. Để tránh được những lo âu như thế, có sự chuẩn bị kỹ càng trong giai đoạn mang thai là điều rất cần thiết. Vậy thì mẹ có thể làm gì để sinh con khỏe mạnh và quá trình sinh nở không quá đau đớn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

6 điều mẹ có thể chuẩn bị tại nhà

1. Thực hành các bài tập thở một cách thường xuyên

Trong quá trình sinh nở, những cơn đau đẻ dữ dội có thể khiến bạn phải nín thở.Tuy nhiên, khi mẹ nín thở, em bé sẽ không nhận được đủ oxy và em bé trở nên đau đớn và cổ tử cung có thể khó mở vì các cơ bị căng. Do đó,nhịp thở đóng vai trò rất là quan trọng. Chỉ cần thay đổi cách thở, bạn có thể trải qua quá trình sinh con dễ dàng hơn.

Một phương pháp thở điển hình để sinh con là Kỹ thuật Lamaze, giúp giảm căng thẳng trong quá trình sinh nở và thúc đẩy sinh sớm. Và Sophrology, giúp điều hòa nhịp thở, thả lỏng cơ bắp. Dù là phương pháp nào, mẹ cũng không thể thành thục ngay lập tức. Vì vậy, cần dành thời gian mỗi ngày để tập luyện. Tìm hiểu và thực hành một số kỹ thuật thở phù hợp với bạn trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bạn có thể bình tĩnh và sinh con.

2. Tập thể dục vừa phải và kéo dài

Nếu bạn bước vào thời kỳ ổn định và được sự cho phép của bác sĩ, hãy cố gắng tập thể dục vừa phải.Bài tập được khuyến khích dành cho mẹ bầu là đi bộ. Có rất nhiều lợi ích từ việc tập thể dục như tăng cường cơ bắp của phần dưới cơ thể, cải thiện lưu thông máu và thay đổi tâm trạng.

Nếu bác sĩ không cho phép mẹ thực hiện các bài tập luyện thể dục do thể trạng, hãy thử với những bài tập nhẹ nhàng hơn như giãn cơ. Giãn cơ giúp tăng tính linh hoạt của khớp hông, là một điều quan trọng để sinh con dễ dàng.

3. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng để duy trì cơ thể khỏe mạnh

Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống cho bà bầu là sự cân bằng. Lương thực (cơm, bánh mì, mì), món chính (thịt, cá, trứng, đậu nành), món phụ (rau, nấm, rong biển).

4. Không nên thừa cân quá nhiều

Tăng cân khi mang thai là điều tự nhiên, nhưng hãy cẩn thận khi bạn tăng quá nhiều. Nếu bạn bị béo phì khi mang thai, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và đứa bé khi sinh ra có nguy cơ bị hạ đường huyết. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên giảm số lần ăn các bữa ăn nhẹ và tránh các món ăn có nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn cố gắng ăn kiêng bằng cách tập thể dục cường độ cao. Vì vậy hãy lắng nghe ý kiến ​​của bác sĩ và lưu ý không ăn quá nhiều.

5. Giữ ấm cơ thể

Hãy cố gắng giữ ấm cơ thể khi mang thai. Khi cơ thể bị lạnh, lượng máu lưu thông kém hơn、khi đó có nguy cơ gây chuyển dạ yếu (các cơn co thắt giảm trương lực) và mất nhiều thời gian hơn để sinh thường.

Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp, mẹ bầu sẽ dễ cảm giác mệt mỏi. Chính vì vậy, mẹ cần giữ ấm cơ thể bằng các cách như tắm nước ấm, ăn đồ ấm nóng, sử dụng bao tay và bao cổ giữ nhiệt.

6. Hãy chuẩn bị tinh thần cho những cơn đau đẻ

Những cơn đau đẻ sẽ đến đột ngột. Nếu mẹ chưa kịp chuẩn bị tâm lý, sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở.Do đó, khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, hãy bắt đầu chuẩn bị từng chút một, chẳng hạn như sắp xếp quần áo, vật dụng cần thiết lúc nhập viện và các thông tin liên lạc đến người thân khi cần thiết.

Hãy bình tĩnh trải qua quá trình sinh nở mẹ nhé!

Bất kỳ bà bầu nào cũng mong muốn một cuộc sinh nở an toàn, nhưng đừng quá lo lắng mà hãy tận hưởng những giây phút hạnh phúc khi thấy con lớn lên từng ngày. Khi mẹ bầu suy nghĩ tích cực và thoải mái, quá trình sinh con sẽ diễn ra suôn sẻ. Đừng căng thẳng mà hãy đón nhận giây phút thiêng liêng ấy mẹ nhé!

 Xem thêm: Bé vào bếp cùng mẹ - Pizza đơn giản thơm ngon

Previous
Previous

Sáng tạo bằng ống hút – Himmeli hình thoi trang trí nội thất

Next
Next

Bé vào bếp cùng mẹ - Pizza đơn giản thơm ngon