Phát triển kỹ năng vận động tinh cùng trò chơi đơn giản tại nhà

Vận động tinh ở trẻ là gì?

Sau quá trình rèn luyện các cơ lớn trong giai đoạn phát triển kỹ năng vận động thô cho bé, trẻ sẽ bắt đầu phát triển hơn và sử dụng các cơ nhỏ để điều khiển ngón tay, bàn tay để thực hiện các hành động khó hơn như cầm nắm. Ở mỗi cột mốc phát triển, con cần có những bài tập rèn luyện khác nhau. Hôm nay, hãy cùng Hajimari Mom .com Việt Nam tham khảo một số trò chơi giúp trẻ linh hoạt và bắt đầu làm quen với các hoạt động thường ngày mẹ nhé!

Trò chơi phát triển kỹ năng vận động tinh cho bé

1.       Trò chơi đất nặn

Đây là một trong những trò chơi cơ bản và dễ dàng đối với trẻ. Bên cạnh phát triển khả năng vận động của các ngón tay qua việc nặn chi tiết đồ vật như cầm nắn, lăn tròn, lấy đất sét ra khỏi khung một cách khéo léo,… trò chơi này còn giúp con nâng cao tính sáng tạo, khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau.

Thao khảo một số video làm đất nặn cho bé tại đây:

2.       Sáng tạo mô hình đồ chơi

Trong quá trình tái chế và tạo ra đồ chơi mới từ nguyên vật liệu có sẵn tại nhà, trẻ sẽ học được kỹ năng quan trọng trong quá trình rèn luyện vận động tinh là cách cầm nắm và sử dụng kéo. Để thực hiện được điều này, con cần luyện tập để nâng cao lực nhấn của tay, sự chuyển động của mắt để có thể cắt theo hình thù mong muốn. Mẹ nên lựa chọn các loại kéo nhỏ, có phủ bọc nhựa bên ngoài để phù hợp với kích thước tay và đảm bảo an toàn cho bé trong lúc sử dụng.

Xem thêm chuyên mục khéo tay cùng bé:

3.    Gấp giấy

Gấp giấy giúp con phát triển kỹ năng sử dụng song song hai tay và khả năng khéo léo của đôi bàn tay. Tuy nhiên, các mô hình gấp giấy origami ban đầu có thể khó đối với trẻ nhỏ. Mẹ hãy bắt đầu từ các bài tập đơn giản như cắt xé giấy dán tạo hình, sau đó tăng dần độ khó để con không bị chán nản ngay từ những bước đầu mẹ nhé!

Chong chóng đầy sắc màu (Độ khó: ★★☆☆☆)

Gấp đồng hồ đeo tay xinh xắn (Độ khó: ★★★★☆)

4.       Luồn dây qua ống, xỏ hạt

Mẹ có thể sử dụng các vật dụng có sẵn tại nhà như ống hút, mì ống để con tập xỏ hạt hay xỏ dây qua ống. Bài tập này giúp trẻ tăng khả năng tập trung kèm với khả năng quan sát chi tiết cụ thể. Một điều mẹ cần lưu ý là nên chọn các loại hạt to giúp trẻ dễ cầm nắm trong giai đoạn đầu luyện tập. Bên cạnh đó, hãy luôn theo sát trẻ trong quá trình vui chơi để phòng tránh trường hợp trẻ nhỏ cho đồ chơi vào miệng.

Himmeli hình thoi trang trí bằng ống hút

5.       Hoạt động sử dụng bút

Các trò chơi dùng bút như viết, vẽ tranh, tô màu sẽ giúp khớp tay, cổ tay của bé cứng cáp hơn. Mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với nhiều chất liệu màu khác nhau: màu sáp, màu nước, vật dụng vẽ như bút chì, cọ vẽ, … để thúc đẩy sự tò mò, thích thú của bé.

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều cần có sự đồng hành của cha mẹ. Phát triển kỹ năng vận động tinh không chỉ giúp con có thể tự mình thực hiện các hoạt động thường ngày, còn góp phần rèn luyện nhiều kỹ năng, kích thích não bộ của trẻ. Hãy cân nhắc tốc độ tăng trưởng và khả năng làm quen của trẻ để lựa chọn cho con những bài tập thích hợp nhất mẹ nhé!

Xem thêm: From Japan Mom - Thói quen dọn dẹp nho nhỏ hàng ngày giúp mẹ nhàn tênh

Previous
Previous

From Japanese Mom - Phần 4 - Bí quyết chụp hình đẹp cho bé

Next
Next

From Japanese Mom - Phần 3 - Thói quen dọn dẹp nho nhỏ hàng ngày giúp mẹ nhàn tênh