Tính cách của con được quyết định bởi di truyền hay môi trường giáo dục?

Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau như hiền lành, hơi xấu tính, vui tính, lạnh lùng, … Tích cách của một đứa trẻ liên quan rất lớn đến môi trường gia đình và mối quan hệ với cha mẹ. Vì vậy, lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những điều ảnh hưởng đến tích cách của trẻ và đặc điểm của những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình phức tạp, để bạn tham khảo cho việc nuôi dạy con cái.

Tính cách của trẻ em chịu ảnh hưởng của cả di truyền và môi trường sống

Tính cách có giống như khuôn mặt và dáng người, có được di truyền không? Những điều có thể nhìn thấy được như các bộ phận trên khuôn mặt và cơ thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau từ di truyền, còn tính cách như cảm xúc và cảm giác thì sao? Từ các nghiên cứu, người ta nói rằng tính cách của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng của cả “di truyền” và “môi trường sống”. Tất nhiên, có một phần di truyền, nhưng có vẻ như tính cách thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào môi trường gia đình mà trẻ lớn lên và mối quan hệ của con với cha mẹ.

Đặc điểm của những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường phức tạp

Khoảng một nửa tính cách của trẻ được quyết định bởi gen, nhưng người ta biết rằng môi trường sống và cha mẹ cũng có ảnh hưởng. Từ đây, chúng ta hãy xem xét các đặc điểm tính cách của một người lớn lên trong một môi trường phức tạp.

Khi thất bại, sẽ đổ lỗi cho người khác

Những đứa trẻ nuôi dưỡng trong gia đình có cha mẹ thường xuyên tính toán sẽ có xu hướng đổ lỗi khi thất bại. Đổ lỗi khi thất bại được gọi là việc trẻ trốn tránh trách nhiệm và cố gắng tiến vào vị trí mà họ không thua. Bằng cách này, trẻ cố gắng làm mọi cách để mình không kém hơn đối phương. Kết quả là, trẻ sẽ không bao giờ dám đối mặt khi gặp khó khăn và hình thành tính cách xấu trong cuộc sống.

Mong muốn bộc lộ bản thân trở nên mạnh mẽ hơn

Nếu được nuôi dạy bởi những bậc cha mẹ không quan tâm đến con cái, trẻ có xu hướng muốn bộc lộ bản thân mạnh mẽ hơn. Đó là mong muốn được người khác chú ý và công nhận. Từ khi còn là một đứa trẻ, trẻ cố gắng có được cảm giác an toàn bằng cách thúc đẩy sự tồn tại của mình và để bố mẹ nhận ra trẻ. Ngay cả sau khi trưởng thành, trẻ vẫn cảm thấy rằng nếu không thể hiện cảm xúc mạnh mẽ, mọi người xung quanh sẽ không nhận ra mình.

Không thể tin tưởng người khác

Ví dụ, nếu trẻ  lớn lên trong môi trường cha mẹ ly hôn nhiều lần, con sẽ dần mất đi lòng tin. Ngay cả khi trẻ và bạn đã có một khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, cuối cùng trẻ sẽ cảm thấy rằng bạn đang rời xa. Chính vì cảm thấy buồn mỗi khi một người ra đi, dẫn đến nhận định rằng trẻ không còn muốn tin tưởng người khác ngay từ đầu. Để bảo vệ bản thân không còn bị tổn thương, sẽ không còn muốn mở lòng với ai khác.

Trở nên ích kỷ

Những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường gia đình mà cha mẹ thường xuyên bận rộn công việc có xu hướng hình thành tính cách ích kỷ. Nhiều bậc cha mẹ vô cùng chiều chuộng con cái vì cảm giác tội lỗi không thể dành nhiều thời gian bên cạnh con cái. Từ đó, vô tình hình thành tính cách không tốt này ở trẻ nhỏ.

Hãy cẩn thận về cách bạn đối xử với con cái của bạn

Một nửa tính cách của trẻ là di truyền, nhưng nửa còn lại có thể bị thay đổi bởi môi trường và mối quan hệ cha mẹ - con cái. Trong khi thừa nhận những điểm tốt của con bạn, bạn nên tập cho trẻ thay đổi những tính xấu bằng cách cư xử với cha mẹ. Con cái thường được ví như "tấm gương" phản chiếu cha mẹ chúng. Vì vậy, hãy luôn quan sát và tạo cho trẻ những tính cách tốt mẹ nhé!

 Xem thêm: 【YOU are the best MOM】phần 23 - “Giao tiếp bằng mắt” khi nhắc nhở trẻ

 

Previous
Previous

Top phim gia đình hay mùa giáng sinh

Next
Next

【YOU are the best MOM】phần 23 - “Giao tiếp bằng mắt” khi nhắc nhở trẻ