Vì sao con học tiếng Anh mãi mà không giỏi? Làm sao để cải thiện?

Với tốc độ hội nhập hiện đại ngày nay, các bậc phụ huynh đều muốn con mình trở nên giỏi giang nhiều ngoại ngữ. Điều này không chỉ giúp trẻ có con đường sự nghiệp rộng mở, mà còn có thể mở mang tầm nhìn, mở rộng hiểu biết.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp đã cho trẻ học ngoại ngữ ngay từ nhỏ nhưng con vẫn không thể tiếp thu và trở nên thành thạo. Hôm nay, hãy cũng xem những lý do khiến trẻ học mãi mà không giỏi mẹ nhé!

1. Bắt con học dù trẻ không thích thú

Đây là tình trạng thường thấy ở những bé nhỏ - khi con chưa có nhận thức rõ lý do vì sao con cần học ngoại ngữ. Trẻ nhỏ có xu hướng thích chơi đùa, vì vậy trẻ sẽ cảm thấy chán nản khi luôn phải học quá nhiều giờ mỗi ngày. Từ những áp lực đó, trẻ dần mất đi động lực học tập và không tìm thấy niềm vui trong quá trình tiếp thu một ngoại ngữ mới.

2. Không học cụm từ mà chỉ học từ đơn

Với suy nghĩ rằng có nhiều từ vựng trẻ sẽ nói giỏi hơn, rất nhiều phụ huynh cho trẻ học danh sách từ vựng liệt kê theo chủ đề. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến con gặp khó khăn trong việc nhận biết các dạng của từ vựng như động từ, danh từ, tính từ,... Bên cạnh đó, học từ vựng riêng lẻ sẽ khiến trẻ khó nhớ từ mà không biết cách vận dụng trong từng trường hợp cụ thể trong giao tiếp.

3. Tập trung học ngữ pháp

Không thể phủ định rằng, học ngữ pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ. Thế nhưng, khi chỉ tập trung học ngữ pháp mà không rèn luyện song song các kỹ năng khác, trẻ khó có thể phản xạ khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. Ngoài ra, khi càng học nhiều ngữ pháp nâng cao trong lúc các kỹ năng khác chưa cải thiện, trẻ sẽ cảm thấy mình yếu cảm và dần mất đi hứng thú học tập.

4. Nghĩ rằng chỉ cần học ở “trung tâm” là đủ

Nhiều phụ huynh có suy nghĩ rằng, chỉ cần cho con học vài tiết tiếng anh ở trung tâm ngoại ngữ thì trẻ sẽ mau chóng thành thạo ngoại ngữ. Nhưng điều này không đúng đâu mẹ nhé! Quá trình học tiếng Anh cần một thời gian dài và sự rèn luyện thường xuyên. Chính vì vậy, nếu trẻ chỉ học tiếng anh 2-3 tiếng một tuần, và không được phụ huynh kèm thêm tại nhà, con sẽ khó có thể nắm vững những kiến thức cơ bản.

5. So sánh và gây áp lực cho con

Khi cha mẹ so sánh trình độ học tập của con với các bạn giỏi giang khác, điều này khiến con suy nghĩ tiêu cực hơn, trở nên căng thẳng và khó tiếp thu kiến thức mới. Bị so sánh thường xuyên cũng sẽ vô tình lấy mất đi sự tự tin vốn có của trẻ, điều rất cần thiết trong quá trình học ngoại ngữ. Chỉ khi con tự tin và không sợ mắc lỗi, con mới có thể cải thiện kỹ năng mình tốt hơn.

Làm sao giúp bé cải thiện tiếng Anh mỗi ngày?

1.       Giúp con nhìn thấy những điều thú vị từ việc học ngoại ngữ

Trước khi cho trẻ học một ngôn ngữ mới, hãy cùng con tâm sự và giúp con hiểu những lợi ích, niềm vui khi trẻ hiểu được ngôn ngữ đó. Chẳng hạn như nếu con có sở thích xem phim hoạt hình nước ngoài, con có thể nghe và hiểu không cần nhìn lời dịch, từ đó con sẽ tập trung được vào nội dung của phim. Hay con yêu thích du lịch, đi đến nhiều nơi khác nhau. Hãy cho trẻ biết nếu con thành thạo ngoại ngữ, con sẽ dễ dàng làm quen với nhiều người bạn mới, hiểu thêm về văn hóa của nước bạn khi đi tham quan, du lịch ở nơi đó.

2.       Cho trẻ có cơ hội giao tiếp với nhiều người bản xứ

Với công nghệ hiện đại ngày nay, chúng ta không khó để có thể kết nối với nhiều bạn bè khắp nơi trên khắp thế giới. Mẹ có thể dể dàng tìm kiếm giáo viên bản xứ để con có thể trò chuyện cùng mỗi ngày. Nếu ngân sách gia đình hạn hẹp, mẹ cũng có thể cho con tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ mà không lo lắng về chi phí học tập mẹ nhé!

3.       Học đều các kỹ năng

Bên cạnh việc học ngữ pháp trên trường, hãy cho trẻ nghe và nói thật nhiều tại nhà cùng mọi người trong gia đình. Mẹ cũng có thể sử dụng các app học tiếng anh để hỗ trợ thêm về chỉnh sửa phát âm của trẻ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thích thú hơn về ngoại ngữ mà không bị quá áp lực về điểm số trên lớp.

Xem thêm: Làm túi đan xinh xắn bằng giấy cùng bé

Previous
Previous

Nổi loạn tuổi lên 8 - làm sao chia sẻ cùng con?

Next
Next

Làm túi đan xinh xắn bằng giấy cùng bé